April 25, 2024

Đền Sinh Hải Dương, ngôi đền linh thiêng nổi tiếng ứng nghiệm trong việc “cầu con”

Đến với mảnh đất Hải Dương, du khách sẽ được tham quan một vùng đất trù phú màu mỡ thuộ vùng Đồng bằng sông Hồng, nơi có một nên văn hóa lâu đời mang đậm bản sắc dân tộc và là đặc trưng của vùng nông thôn Bắc bộ. Tại đây, với một nền văn hóa và tín ngưỡng dân gian được truyền từ lâu đời với những di tích linh thiêng ngàn năm tuổi, gắn liền với những thần tích kì bí, thu hút hàng trăm lượt khách du lịch mỗi năm. Một trong số đó có đền Sinh Hải Dương, một ngôi đền nổi tiếng ứng nghiệm trong việc ” cầu con ” tại nơi đây. Cùng theo chân Du lịch Hải Dương khám phá với ngôi đền thần bí này nhé!

Tổng quan về đền Sinh Hải Dương

Tọa lạc ở lưng chừng núi Ngũ Nhạc, thuộc dẫy núi Kỳ Lân đền Sinh mang một vẻ linh thiêng, sừng sững giữa chốn núi non hùng vĩ. Ngôi đền thuộc quần thể di tích nổi tiếng Côn Sơn – Kiếp Bạc, hàng năm có hàng chục nghìn lượt khách đến viếng thăm đền. Và đương nhiên không thể không kể đến trong số đó có rất nhiều những cặp vợ chồng hiếm muộn từ khắp nơi trên mọi miền đất nước tìm đến đền Sinh Hải Dương để “cầu con”.

Đền Sinh thuộc quần thể di tích nổi tiếng Côn Sơn - Kiếp Bạc, hàng năm có hàng chục nghìn lượt khách đến viếng thăm đền. Và đương nhiên không thể không kể đến trong số đó có rất nhiều những cặp vợ chồng hiếm muộn từ khắp nơi trên mọi miền đất nước tìm đến đền Sinh Hải Dương để "cầu con".
Đền Sinh thuộc quần thể di tích nổi tiếng Côn Sơn – Kiếp Bạc, hàng năm có hàng chục nghìn lượt khách đến viếng thăm đền. Và đương nhiên không thể không kể đến trong số đó có rất nhiều những cặp vợ chồng hiếm muộn từ khắp nơi trên mọi miền đất nước tìm đến đền Sinh Hải Dương để “cầu con”.

Với “tiếng lành đồn xa” về những câu chuyện cầu con linh nghiệm và cũng không kém phần nổi tiếng về cảnh sắc du lịch, cả nghìn năm qua, khu di thích đề n Sinh luôn được chính quyền và người dân địa phương nơi đây thờ phụng chu đáo, bảo vệ và liên tục tôn tạo. Ngoài nổi tiếng linh nghiệm trong việc cầu con thì di tích đền Sinh – đền Hóa còn được biết đến là một nơi đặc trưng cho tín ngưỡng thờ Mẫu và là biểu tượng tốt lành cho sự sinh sôi, nảy nở. Ngôi đền gắn liền  với một truyền thuyết li kì đã chẳng còn xa lạ gì đối với người dân vùng này, cũng chính là căn nguyên của tục “cầu con” ở đền, truyền thuyết về đức Thánh Mẫu Thạch Linh sinh ra đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên – một vị thần nổi tiếng trong dân gian.

Dân gian tuơng truyền, ngay tại đền ày chính là nơi hạ sinh thần Phi Bồng nên được cho là rất linh nghiệm trong viêc “cầu con”. Phía bên trong  có một phiến đá to mang hình dáng của người phụ nữ lúc lâm bồn cũng chính là hình Đức thánh Mẫu Thạch Bàn lúc hạ sinh thần Phi Bồng.

Nhân dân sinh sống tại vùng truyền tai nhau rằng,  nếu ai muốn đến đây để cầu xin con thì có thể sờ tay vào phiến đá để lộ thiên, chắc chắn không bao lâu sau lời cầu ước sẽ trở thành hiện thực. Phiến đá này có hình dạng rất giống hình tượng của một người phụ nữ trong thời khắc lâm bồn và được người dân nơi đây cung kính gọi là ” Đức Thánh Mẫu Thạch Bàn”. Chính vì vậy mà hằng năm, người từ khắp nơi đổ về đây hi vọng với tất cả lòng thành dược Đức Thánh Mẫu phù hộ “ban con”.

Cấu tao của khối đá linh thiêng có hình dạng người phụ nữ lúc lâm bồn ở đền Sinh

Khối đá này hiện đnag nằm ở hậu cung của đền Sinh Hải Dương. Phần đầu khối  đá được hình dung là phần đầu của người mẹ. Khối đá lồi phía dưới bầu ngực. Hai bên có hai khối đá lớn dài giống như hai bên đầu gối . Ở giữa hai đầu gối có hai khối đá tượng trưng cho cửa bát nhã (nơi sinh nở của phụ nữ) và một thai nhi đang chào đời. Hai khối đá chĩa ra ngoài là bàn chân.

Khối đá lớn hậu cung của đền Sinh mang hình dạng của một người phụ nữ đang trong tư thế lâm bồn.
Khối đá lớn hậu cung của đền Sinh mang hình dạng của một người phụ nữ đang trong tư thế lâm bồn.

Di tích thờ đạo Mẫu với truyền thuyết li kì về thần Phi Bồng được hạ sinh.

Theo truyền thuyết, ở nơi đây, thuộc địa phận xã An Mô có một quả núi hình như bình phong. Trên núi có một khối đá lớn, ở giữa nứt ra một hố rộng chừng một chiếc chiếu nằm. Khối đá như được chạm nổi này có dáng vẻ gipsng như một người mẹ trong tư thế sinh nở.  Tương truyền rằng, ngày trước, những đứa trẻ mục đồng thường tụ hội ở chân núi bỗng nghe tiếng trẻ con khóc trên núi. Thấy lạ đám trẻ kéo lên núi nơi phát ra tiếng khóc xem sự thể thế nào. Đám trẻ gọi nhau lại thì bỗng dưng thấy phiến đá nơi phát ra tiếng khóc nứt đôi ra. Đám trẻ nhìn thấy một hài nhi mặt mũi kháu khỉnh, hồng hào, tiếng khóc rất vang.  Đám trẻ mục đồng bèn dùng tay làm kiệu, dùng nón lá để làm lòng, buộc khăn lên một nhánh cây để làm cờ mà rước về làng.

Trên đường đi, trời đang yên bỗng dưng nổi mưa to gió lớn, sấm chớp đùng đoàng, em bé đột nhiên hóa lên trời, đám trẻ kinh ngạc nghe có tiếng nói từ trên cao vọng xuống: ” Ta là thần Phi Bồng Hiệu Thiên giáng hạ, nay bị lộ hóa về trời “. Nhân dân trong vùng lấy làm kinh hãi liền lập đền thờ tại nơi này: chỗ tảng đá sinh ra em bé lập một ngôi đền gọi là đền Sinh, chỗ em bé hóa về trời lập một ngôi đền gọi là đền Hóa.

Đền sinh là một trong những di tích nổi tiếng của văn hóa thờ Mẫu với truyền thuyết li kì về thần Phi Bồng được hạ sinh từ trong tảng đá.
Đền sinh là một trong những di tích nổi tiếng của văn hóa thờ Mẫu với truyền thuyết li kì về thần Phi Bồng được hạ sinh từ trong tảng đá.

Tương truyền rằng, Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên là một vị  thần nhiều lần được Ngọc Hoàng Thượng Đế phái xuống trần gian để phù hộ quốc thái dân an. Theo suốt hiều dài lịch sử, dân tộc ta nhiều lần đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên hiển linh phù hộ. Các triều đại Lý, Trần được thần phù hộ trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Bên cạnh đó, nhân dân còn được phù hộ cho sức khỏe, mùa màng bội thu, con đàn cháu đống, những đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh mau lớn… Vì lẽ đó mà trong tín ngưỡng dân gian, đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên được người dân địa phương tôn kính, thờ phụng một cách chu đáo.

Tảng đá, nơi tương truyền sinh ra một hài nhi là đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên hiển linh giáng hạ đang nằm ở hậu cung đền Sinh Hải Dương được nhân dân cung kính tôn thờ là đức Thánh Mẫu Thạch Linh, là một biểu tượng tiêu biểu của tín ngưỡng thờ Mẫu – một nét đặc sắc của văn hóa dân tộc. Tín ngưỡng thờ đạo Mẫu là một tín ngưỡng tâm linh rất phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ, mang ý nghĩa tôn thờ sự sinh sôi, nảy nở. Người làm nông nghiệp thì cầu mong mùa màng bội thu, người mong con cái thì cầu xin đức Mẫu phù hộ, mẹ tròn con vuông, cầu con cái có sức khỏe, giỏi gian,…

Xem thêm:

Ngôi đền “cầu con” linh nghiệm

Không phải tự nhiên mà đền Sinh Hải Dương được người dân truyền tai nhau là một ngôi đền nổi tiếng linh nghiệm trong việc cầu con cái. Theo lời những người dân ở vùng này, về nghi thức cầu tự ở đền Sinh, nghi thức này bắt nguồn từ thế kỷ thứ VI và được lưu truyền đến tận ngày nay. Tương truyền thuở xưa có vợ chồng ông Chu Danh Thức và bà Hoàng Thị Ba ở Bắc Giang đã ngoài 50 tuổi mà vẫn chưa sinh được một mụn con. Ăn ở hiền lành, thiện lương nhưng hai vợ chồng vẫn chưa có lấy một đứa con để đỡ bớt cô đơn ở tuổi xế chiều.

Được người xung quanh mách bảo, hai vợ chồng sắm sửa lễ vật đến đền này để cầu nguyện khấn lễ và xin ngủ lại một đêm. Ngay trong đêm ngủ lại đền, bà được báo mộng có một thiên thần đầu thai vào nhà của vợ chồng bà. Đến sáng ngày hôm sau,trên đường về thì hai vợ chồng bà gặp một nốt chân, người vợ đặt chân vào ướm thử. Sau ngày hôm đó, quả đúng như giấc mộng, người vợ  hạ sinh một bé trai khỏe mạnh, xinh xắn, được đặt tên là Chu Phúc Uy. Cậu bé ngay từ lúc mới lọt  lòng mẹ đã mặt mũi khôi ngô, tuấn tú hơn người. Mới tuổi thiếu niên ông đã văn võ song toàn. Đến năm 19 tuổi, ông được vua Lý Nam Đếgiao cho cầm quân đánh giặc Lương. Đánh thắng quân Lương, Phúc Uy được phong làm trấn thủ xứ Hải Dương. Về sau, quân giặc lại kéo đén, ông tử trận bên Việt Yên, Bắc Giang. Ngay tại đó người ta lập đền thờ ông.

Hằng năm, những cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến đền Sinh để cầu đường con cái rất đông. Tương truyền nếu muốn suôn sẻ đường con cái thì chạm tay vào tảng đá và thành khẩn cầu khấn.
Hằng năm, những cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến đền Sinh để cầu đường con cái rất đông. Tương truyền nếu muốn suôn sẻ đường con cái thì chạm tay vào tảng đá và thành khẩn cầu khấn.

Từ đó truyền thuyết đó, hằng năm, những cặp vợ chồng hiếm muộn tìm đến đền Sinh để cầu đường con cái rất đông. Mà kì lạ rằng, theo những ghi chép tại đền thì tỷ lệ thành công của các cặp vợ chồng đến đây cầu con rất cao. Tuy nhiên, mọi người đến đền “xin con” thì cũng cần cẩn trọng, đền linh thiêng là vậy nhưng cũng không thiếu những người lợi dụng sự linh thiêng đó để thực hành mê tín dị đoan. Chính vì vậy, mọi người cần thăm viếng và cầu khấn một cách tỉnh táo không để đức tin của mình bị người khác lợi dụng mà “tiền mất tật mang”.

Nằm sừng sững giữa lưng chừng ngọn núi với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ và linh thiêng, trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, đền Sinh Hải Dương đã góp một phần không thể thiếu trong văn hóa tâm linh của người dân vùng này, là chỗ dựa tinh thần của những cặp vợ chồng hiếm muộn mong sớm có những đứa con kháu khỉnh, tạo nên một di sản, một nét đẹp văn hóa độc đáo của con người Việt Nam.